[Giải đáp] U nang buồng trứng thường gặp ở độ tuổi nào nhất?

U nang buồng trứng là bệnh phụ khoa khá phổ biến ở nữ giới. Đặc biệt, bệnh nếu không được chữa trị sớm, đúng cách sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe, khả năng sinh sản. Vậy bệnh u nang buồng trứng thường gặp ở độ tuổi nào nhất? Bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời.

Giải đáp u nang buồng trứng thường gặp ở độ tuổi nào nhất?

U nang buồng trứng là nỗi lo sợ của tất cả chị em phụ nữ, bởi bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi, đối tượng nào. Trong đó bao gồm cả bé gái chưa tới độ tuổi dậy thì cho tới phụ nữ mãn kinh, người bình thường tới phụ nữ mang bầu đều có khả năng mắc bệnh với mức độ nguy hiểm tùy vào tình trạng bệnh lý và dạng khối u nang mắc phải.

Các chuyên gia Sản phụ khoa cho biết, u nang buồng trứng thường gặp ở độ tuổi nào thì bệnh xảy ra phổ biến nhất ở chị em trong thời kỳ sinh nở, độ tuổi 20 – 40.

u-nang-buong-trung-thuong-gap-o-do-tuoi-nao-1

Tuy nhiên, theo khảo sát gần đây thì tỷ lệ mắc bệnh u nang buồng trứng ở trẻ em đang có chiều hướng tăng cao. Qua khảo sát, nữ giới mắc bệnh trong độ tuổi sinh sản là 70 – 80% thì nữ giới trong độ tuổi trên 12 cũng chiếm đến 20 – 30%.

Trong đó, những bé dậy thì sớm có khả năng mắc bệnh u nang buồng trứng cao hơn những bé dậy thì muộn. Bệnh u nang buồng trứng ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh thường ít gặp hơn, bởi giai đoạn này chức năng hoạt động của buồng trứng có dấu hiệu giảm sút.

Vì sao u nang buồng trứng xảy ra ở độ tuổi dậy thì?

Ngoài thắc mắc u nang buồng trứng thường gặp ở độ tuổi nào thì vì sao nữ giới bị u nang buồng trứng ở tuổi dậy thì cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nữ giới khi bước vào độ tuổi dậy thì, hệ thống nội tiết gồm: vùng hạ đồi, tuyến yên, buồng trứng sẽ bắt đầu hoạt động. Do đó, các bạn gái dễ gặp phải một số trục trặc khiến hệ nội tiết chưa hoạt động ổn định.

Các nang buồng trứng không phát triển một cách hoàn thiện, kích thước không đồng đều và không hấp thụ hết dinh dưỡng, dẫn tới khiếm khuyết. Đặc biệt, sự gia tăng quá mức của thể vàng cũng là nguyên nhân gây u nang buồng trứng.

Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi hầu hết trong trường hợp này, u nang buồng trứng thuộc dạng cơ năng lành tính, có thể tự biến mất sau 2 – 3 chu kỳ kinh nguyệt mà không phải điều trị.

Hơn nữa, u nang buồng trứng có thể hình thành ngay trong thai kỳ, khi thai còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của khối u nang trong trường hợp này rất chậm (dạng nang bì buồng trứng). Những khối u nang này thường được phát hiện muộn, chỉ khi nữ giới bước sang tuổi dậy thì, trưởng thành mới có dấu hiệu.

Ngoài ra, dưới sự tác động của tính di truyền nếu gia đình cho mẹ hay chị gái từng mắc bệnh u nang buồng trứng thì bé gái sau khi sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không?

U nang buồng trứng thường gặp ở độ tuổi nào đi nào chăng nữa thì nếu bệnh không được chẩn đoán, nhận diện và điều trị đúng cách, kịp thời sẽ gây ra hàng loạt hệ lụy khôn lường cho người bệnh, cụ thể:

Xoắn khối u nang

u-nang-buong-trung-thuong-gap-o-do-tuoi-nao-3

Đây là biến chứng có thể gặp phải ở loại u nang nào, nhất là các nang nhỏ có cuống dài, không dính. Khi hệ tuần hoàn tới buồng trứng của chị em bị ảnh hưởng, gián đoạn sẽ khiến khối u bị xoắn, từ đó người bệnh gặp các hiện tượng như đau nhức bụng quằn quại, đau liên tục, chóng mặt buồn nôn, choáng váng.

Vỡ khối u nang

Tình trạng này thường gặp khi dịch bên trong u nang quá lớn, gây căng, áp lực và vỡ nang. Nữ giới sẽ có triệu chứng đau bụng liên tục, đau vùng hạ vị, hố chậu. Ngoài ra, nhiều trường hợp có thể đối diện với hiện tượng chảy máu trong gây nhiễm trùng, choáng váng, ngất xỉu do thiếu máu. Do đó, bạn đừng quá bận tâm u nang buồng trứng thường gặp ở độ tuổi nào, hãy chủ động khám phụ khoa định kỳ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Gặp khó khăn trong thai kỳ, sinh nở

Khi kích thước khối u nang lớn, chúng sẽ gây áp lực cho các tế bào trứng bên cạnh, làm cho chúng không thể phát triển hoặc phát triển không bình thường, quá trình rụng trứng bị thay đổi bất thường, ảnh hưởng sự thụ thai.

Đặc biệt, nếu khối u tăng sinh mức quá ở 2 bên buồng trứng, không tồn tại nang lành thì chị em sẽ vĩnh viễn mất đi thiên chức làm mẹ.

Hướng dẫn cách phòng tránh và khắc phục u nang buồng trứng

Ngoài kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/ 1 lần, thì chị em cũng cần hết sức lưu ý thói quen, chế độ sinh hoạt hàng ngày của mình. Dưới đây là một số “típ” giúp chị em phòng tránh và nhanh chóng cải thiện bệnh u nang buồng trứng.

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tập trung bổ sung rau củ quả, các thực phẩm lành mạnh, giàu hàm lượng protein, hạn chế chất béo.
  • Uống nhiều nước (2 lít mỗi ngày) để thanh lọc cơ thể, đào thải các độc tố ra bên ngoài. Không lạm dụng các thực phẩm chiên nóng, chất kích thích.
  • Thói quen sinh hoạt khoa học, không tiếp xúc với môi trường chứa nhiều chất độc hại, tránh sử dụng chất kích thích, vận động cơ thể thường xuyên để cơ thể dẻo dai, sức khỏe tốt.
  • Luôn giữ cho mình một tinh thần vô tư, thoải mái, không lo lắng, không stress dài ngày.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết u nang buồng trứng thường gặp ở độ tuổi nào nhất. Nếu còn thắc mắc cần chuyên gia giải đáp, bạn hãy đặt câu hỏi TẠI ĐÂY, hoặc gọi qua số: 0868.868.400

Tư vấn khám bệnh

Gọi cho tôi nếu bạn đang băn khoăn một vấn đề tế nhị cần được giải đáp
Hoặc bấm TƯ VẤN TRỰC TUYẾN tôi sẽ hỗ trợ ngay cho bạn nếu bạn muốn kể chi tiết hơn