Thời gian ủ bệnh lậu ở nữ giới

Lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Biết được thời gian ủ bệnh lậu ở nữ cũng như thời gian phát bệnh lậu sẽ giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là gì

Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội có tốc độ lây lan nhanh do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra. 

Bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục không an toàn. Nữ giới có lối sống quan hệ tình dục thiếu lành mạnh, quan hệ với nhiều bạn tình mà không có biện pháp bảo vệ sẽ có tỷ lệ lây nhiễm bệnh vô cùng cao. Chính vì thế, bệnh lậu rất dễ gặp ở nữ giới đang trong độ tươi sinh sản.

Ngoài ra, nữ giới khỏe mạnh khi vô tình tiếp xúc với vết thương hở có chất dịch nhầy hoặc dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân, bơm kim tiêm của người bệnh cũng có thể bị nhiễm khuẩn bệnh lậu. Bởi trong chất dịch và máu của người bệnh là môi trường sinh sống và phát triển của khuẩn lậu cầu.

Trong trường hợp nữ giới đang mang thai, vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm từ mẹ sang con thông qua nhau thai hoặc đường sinh đẻ tự nhiên. Thai nhi bị nhiễm khuẩn lậu từ mẹ dễ bị sinh non, thai lưu hoặc sảy thai. Trẻ sơ sinh bị bệnh lậu bẩm sinh thường gặp các vấn đề về giác mạc, tổn thương trên da và phát triển không được bình thường.

Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ bắt đầu thời gian ủ bệnh lậu. Đặc biệt ở nữ giới, do cơ quan sinh dục chính có cấu tạo bên trong nên chỉ khi triệu chứng bệnh trở nặng mới phát hiện bản thân mắc bệnh lậu.

Bởi vậy, khi nghi ngờ bản thân đang trong thời gian ủ bệnh lậu thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín và chất lượng để được tiến hành kiểm tra bệnh sớm nhất. 

Thời gian ủ bệnh lậu ở nữ là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh lậu ở nữ giới

Không giống như các bệnh lý cơ thể khác, khuẩn lậu cầu sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ bước vào thời gian ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh lậu nữ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường, bệnh lậu có thể xuất hiện các triệu chứng sau khoảng 2 – 5 ngày. Nhưng cũng có trường hợp kéo dài tận 14 ngày mới phát bệnh.

Những yếu tố có thể tác động tới thời gian ủ bệnh lậu nữ có thể kể đến bao gồm:

  • Tình trạng sức khỏe: Nữ giới có thể chất yếu hoặc thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá thì thời gian ủ bệnh lậu sẽ ngắn hơn người có thể chất khỏe mạnh.
  • Người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh: Dưới tác dụng của thuốc kháng sinh sẽ giúp ức chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn lậu trong cơ thể. Từ đó, thời gian phát bệnh lậu có thể diễn ra chậm hơn. 

Trong thời gian ủ bệnh lậu ở nữ, triệu chứng của bệnh chưa biểu hiện nhưng khuẩn lậu vẫn có thể lây truyền cho người khác thông qua quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với vết thương hở, truyền máu hoặc từ mẹ sang thai nhi.

Cũng trong thời gian ủ bệnh lậu này, khuẩn lậu cầu có thể tấn công đến các cơ quan khác trong cơ thể như niệu đạo, hậu môn, trực tràng, cổ tử cung, khoang miệng,…

Bệnh lậu ở nữ giới phát triển như thế nào?

Do niệu đạo của nữ giới có cấu tạo tương đối ngắn, chỉ dài khoảng 3cm và có nhiều tuyến quanh niệu đạo nên đây là môi trường vô cùng thích hợp cho khuẩn lậu ẩn náu.

Khi quan hệ tình dục không an toàn, khuẩn bệnh lậu sẽ xâm nhập vào cơ thể qua niệu đạo. Sau 36 tiếng, khuẩn lậu tấn công mạnh vào bên trong cơ thể, bước vào thời gian phát bệnh lậu.

Khuẩn lậu cầu sẽ gây viêm tại chỗ niêm mạc đường tiết niệu, kéo theo bạch cầu đa nhân đến để thực bào dẫn đến hoại tử trong quá trình viêm. Những tế bào viêm và bị hoại tử này khi thoát ra ngoài theo đường nước tiểu sẽ có màu trắng đục hoặc vàng gọi là tiểu ra mủ lậu.

Phần lớn nữ giới mắc bệnh lậu không có triệu chứng rõ ràng, thậm chí có trên 50% trường hợp không xuất hiện triệu chứng nên người không biết mình bị lậu và dễ lây nhiễm cho người khác. Số khác có triệu chứng khá nhẹ, dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng nhiễm trùng âm đạo hoặc viêm bàng quang.

Khuẩn lậu khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng viêm cổ tử cung và viêm đường tiết niệu. Từ đó, dẫn đến triệu chứng:

  • Tiểu buốt, trong nước tiểu có lẫn mủ.
  • Ra máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đau tức vùng bụng dưới, cơn đau càng khó chịu hơn khi quan hệ tình dục.
  • Khi khám thấy cổ tử cung phù nề, sưng đỏ, chạm vào thấy chảy máu, chảy mủ từ ống cổ tử cung. Đồng thời, niệu đạo bị tấy đỏ, chảy mủ hoặc có dịch đục.

Làm cách nào để phát hiện bệnh lậu?

Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của ngành y học đã cho ra đời nhiều biện pháp giúp phát hiện và điều trị bệnh lậu hiệu quả hơn.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội 152 Xã Đàn được biết đến là cơ sở y tế tư nhân đã chữa thành công cho hàng nghìn người bệnh mắc bệnh xã hội nói chung và bệnh lậu nói riêng.

Tại phòng khám có triển khai các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh lậu nhanh chóng cũng như giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị bệnh thích hợp.

Để quá trình xét nghiệm trong thời gian ủ bệnh lậu ở nữ mang lại kết quả chính xác nhât, người bệnh cần tuân thủ một số yêu cầu như:

  • Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn; hạn chế ăn các thức ăn ngọt, chứa nhiều đường và chất béo.
  • Trước khi xét nghiệm nên uống nhiều nước lọc, giữ tinh thần thoái mái để có sức khỏe tốt.
  • Đối với những người đang sử dụng thuốc kháng sinh cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội làm việc từ 8h00 – 20h00 các ngày trong tuần nên bạn có thể qua thăm khám bệnh bất cứ lúc nào. 

Thời gian ủ bệnh lậu ở nữ ngắn hay dài còn phục thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ bản thân nhiễm bệnh thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được xét nghiệm sớm nhất.

Nếu cần đặt lịch hẹn khám, hãy Liên hệ qua số hotline: 0868.868.400 hoặc qua website: https://bacsyphukhoa24h.com/ , các nhân viên y tế sẽ hỗ trợ bạn 24/7.

Tư vấn khám bệnh

Gọi cho tôi nếu bạn đang băn khoăn một vấn đề tế nhị cần được giải đáp
Hoặc bấm TƯ VẤN TRỰC TUYẾN tôi sẽ hỗ trợ ngay cho bạn nếu bạn muốn kể chi tiết hơn